Phát hiện Thạp_đồng_Đào_Thịnh

Ngày 14 tháng 9 năm 1961, ông Phạm Văn Phúc, một bộ đội phục viên ở xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái khi đang đi câu đã phát hiện một vật như cái chum nằm sâu trong lòng đất khoảng 3 mét khi bờ sông Hồng bị sạt lở. Trong thạp lúc đó có chứa một thạp đồng nhỏ hơn không có nắp, quai hình mui thuyền còn khá nguyên vẹn, cao 21 cm, đường kính miệng 18,8 cm, đường kính đáy 14,7 cm, một mảnh gỗ mục đậy lên trên, bên cạnh còn có thêm một số cục xỉ đồng và một số vật màu đen không rõ hình dạng. Sau đó một số người dân trong xã kéo ra bờ sông đập phá nửa thân trên thạp, người lấy cục đồng, đinh đồng, người bẻ hình người gắn trên nắp thạp.[5]

Hai ngày sau, ngày 16 tháng 9, Ủy ban hành chính xã được báo cáo và cho người thu thập, mang về Ty Văn hóa tỉnh Yên Bái và sau đó được giao cho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.[6]